Bài tuyên truyền về phòng, chống đói, rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi và thuỷ sản
Theo
dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2024 đến tháng
02/2025, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc. Thời
điểm rét đậm, rét hại xuất hiện từ nửa cuối tháng 12/2024 và tiếp tục gia tăng
cường độ, tần suất trong tháng 01-02/2025. Thời tiết gây ảnh hưởng bất lợi cho
sinh trưởng, phát triển và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật
nuôi, thuỷ sản. Để chủ động phòng, chống và hạn chế thiệt hại do đói, rét, dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi trong vụ Đông Xuân 2024-2025. UBND
xã tuyên truyền một số nội dung trong công tác phòng, chống đói, rét và dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thuỷ sản như sau:
1. Thực hiện tốt 5 không “Không
giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm bị bệnh, chết; Không giết
mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm ốm, chết; Không vứt xác ra ngoài môi trường”.
2. Thường xuyên theo dõi đàn
vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện do đói, rét
và dịch bệnh, đồng thời báo cáo cho Thôn trưởng, UBND xã.
3. Thực hiện các biện pháp chống
đói, chống rét cho gia súc, gia cầm. Cụ thể:
a. Đối
với trâu, bò
-
Chuồng trại:
+ Gia
cố chuồng trại, che chắn, đảm bảo không bị gió lùa; Thường xuyên dọn sạch, nền
chuồng luôn khô ráo tránh ẩm ướt, bỏ rơm, rạ cho trâu bò nằm đủ ấm; Dự trữ chất
đốt, mùn cưa, củi, trấu...
+ Bảo
quản và dự trữ các loại thức ăn, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để chế biến
thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; Chủ động trồng cỏ voi, ngô..., chuẩn bị thức ăn tinh
(bột ngô, sắn, cám, gạo...), khoáng, vitamin đủ cung cấp cho vật nuôi trong
những ngày mưa rét.
- Chăm
sóc, nuôi dưỡng và quản lý:
+ Tăng
cường chăm sóc nuôi dưỡng gia súc (gia súc non, gia súc gầy yếu, gia súc đang
mang thai) cần có chế độ nuôi dưỡng tốt, phù hợp để phòng chống đói rét, dịch
bệnh.
+ Cho
trâu bò ăn đủ lượng thức ăn xanh (cỏ, cây ngô, khoai, đậu, chuối....), rơm ủ
urê, thức ăn tinh, nước uống có bổ sung muối ăn.
+ Trong
những ngày rét đậm, rét hại chủ động đưa trâu bò về nuôi nhốt trong chuồng kín gió;
Đốt lửa sưởi ấm, dùng bao tải gai để mặc ấm cho trâu bò, không bắt trâu bò làm
việc hay chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ xuống dưới 13oC.
+ Thực
hiện tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò các loại vắc xin như: Tụ huyết trùng, lở mồm
long móng và các loại vắc xin khác theo quy định.
b. Đối
với lợn
- Vệ
sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng;
Che kín xung quanh không để gió lùa.
- Cho
uống đủ nước sạch và ấm, bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, men tiêu hóa
trộn vào thức ăn, nước uống theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Khẩu
phần ăn phải đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng loại lợn.
- Thực
hiện tốt quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng
bệnh cho đàn lợn: Dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, lở mồm long móng.....
c. Đối
với gia cầm
- Chuẩn
bị đầy đủ phên, bạt để che chắn chống gió lùa, bổ sung thêm bóng điện để sưởi
ấm cho gia cầm.
- Mật
độ nuôi hợp lý trong mùa đông đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2.
- Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi của gà,
cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại vitamin tổng
hợp, men tiêu hóa để nâng cao khả năng chống đỡ bệnh cho gia cầm.
-
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng. Định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng trại,
tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như: Nevvcastle, Gumboro, Cúm gia
cầm...
d. Đối với thuỷ sản
- Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu 1,5 - 2m để ổn định nhiệt độ nước.
- Thả bèo tây trên mặt ao từ 12/-2/3 diện tích mặt ao nuôi về phía Bắc (bèo được gom vào một góc tránh thả tràn lan che kín hết mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao ảnh hưởng đến thiếu Ôxy). Với các cơ sở có điều kiện làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng nilon sáng màu để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho nước và khi có ánh sáng nắng sẽ tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao nuôi.
- Thả sọt đan bằng tre nứa, bên trong sọt có các túi rơm tạo giá thể để thủy sản trú ẩn tránh rét, sọt được để phía Bắc ao nuôi.
- Chăm sóc quản lý thủy sản cho ăn đủ lượng, không để dư thừa thức ăn, thường xuyên bổ sung Vitamin C, khoáng để tăng cường sức đề kháng. Khi nhiệt độ nước ao nuôi xuống dưới 15oC thì ngừng cho cá ăn.
- Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường, điều chỉnh chất lượng nước đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Quan sát các hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời.
- Đối với những đối tượng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm nên tiến hành thu hoạch để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra do thời tiết thay đổi bất thường. Những cơ sở nuôi gần đến kỳ thu hoạch nhưng không có điều kiện thực hiện các biện pháp chống rét cần chỉ đạo tổ chức thu hoạch sớm để không xảy ra hiện tượng đối tượng nuôi bị chết rét.
- Nếu thủy sản bị bệnh cần cách ly sớm để chữa trị, tránh lây lan ra đàn thủy sản khác trong ao. Nhanh chóng bắt và cách ly sớm những con bị chết để tiêu hủy theo đúng quy định.
4. Làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc
khử trùng chuồng trại, xử lý tốt các chất thải chăn nuôi bằng hóa chất và vôi
bột.
5. Tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát dịch
bệnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo: người dân báo cho thôn trưởng, thôn
trưởng báo cho UBND xã. Khi có dịch xảy ra phải thông báo dịch kịp thời, tuyệt
đối không dấu dịch.